Các loại hình bệnh viện hiện nay

– Thiết kế Bệnh viện đa khoa 

Bệnh viện đa khoa là những bệnh viện lớn, có thể xét nghiệm và chữa trị hầu hết các loại chứng bệnh. Tại đây bác sĩ chuyên khoa mỗi ngành làm việc tại một khu riêng của ngành mình nhưng vẫn có thể liên lạc với những bác sĩ của ngành khác để cộng tác chữa trị công hiệu – nhất là nghiên cứu những bệnh khó chẩn đoán hay chữa trị.

Các bệnh viện này thường có phòng cấp cứu (tiếng Anh: Emergency Room), phòng xét nghiệm máu (Pathology) và quang tuyến (Medical Imaging) và phòng điều trị tăng cường (Intensive Care Unit).

– Thiết kế Bệnh viện chuyên khoa 

Một số bệnh viện được thành lập chuyên ngành vì nhu cầu điều trị đặc biệt. Ví dụ: bệnh viện nhi khoa, bệnh viện mắt, bệnh viện lão.

– Thiết kế Phòng khám 

Phòng khám (tiếng Anh: Clinic) là một cơ sở y tế có nhiều phòng để bác sĩ khám bệnh. Khác với phòng mạch là nơi chẩn bệnh riêng của từng bác sĩ, phòng khám mang tính công cộng hơn và thường có nhiều hỗ trợ y tế hơn như y tá, chuyên viên vật lý trị liệu, y sĩ nhãn khoa v.v. Vì phòng khám thường không có phòng và giường cho bệnh nhân ngủ lại, trên lý thuyết không thuộc vào loại bệnh viện.

– Thiết kế Bệnh xá 

Bệnh xá hay trạm xá là nơi chẩn đoán và chữa trị tạm thời người bệnh địa phương thường do y tá quản lý. Nếu bệnh trầm trọng sẽ được gửi lên bệnh viện lớn.

– Thiết kế Viện nghiên cứu y học

Sinh viên y khoa học tập và thực tập tại các bệnh viện thường dưới sự giảng dạy của các giáo sư và các nhà nghiên cứu khoa học y khoa. Đa số các bệnh viện lớn có viện nghiên cứu y học nghiên cứu về các ngành chuyên khoa.

– Thiết kế bệnh viện Tư và công cộng

Bệnh nhân vào bệnh viện tư phải đóng lệ phí bằng tiến túi hoặc do hãng bảo hiểm tài trợ. Bệnh viện công do nhà nước quản lý và thường là miễn phí. Ngoài khác biệt về tài chính, tại một số nước, bệnh viện tư có thể có khả năng phục vụ tốt hơn vì nhân viên được tuyển chọn.

Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện hiện nay

– Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa TCVN 4470 : 2012: Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo và nâng cấp các Bệnh viện đa khoa trên toàn quốc có quy mô trên 500 giường

– Tiêu chuẩn về thiết kế bệnh viện Quận, Huyện: TCVN 9213 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

– Tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa khu vực: TCVN 9212 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Với tiêu chuẩn thiết kế bệnh viện đa khoa 250 giường, tiêu chuẩn thiết kế.

– Tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực: TCVN 9214 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Nhìn lại lịch sử, công trình Bệnh viện (BV) đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, nếu như BV như mô hình hoạt động ngày nay thường thấy được xuất hiện rất sớm ở phương Tây (vào thế kỷ thứ 8 thời trung cổ), thì tại Việt Nam, BV điều trị theo phương pháp Tây y được xây dựng đầu tiên vào năm 1894 – Đó là BV Đa khoa Trung ương Huế, BV Hữu nghị 108, sau đó phải kể đến BV Việt Đức, BV Bạch Mai…

Sau khi thực hiện “đổi mới” với cơ chế kinh tế mở cửa, Việt Nam cũng bắt đầu chú trọng vào việc phát triển và xây dựng các bệnh viện nhằm đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của một xã hội hiện đại. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, việc thiết kế và xây dựng BV vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào các tổ chức và các nhà thầu đến từ các nước phát triển.